Tọa đàm: Văn hóa doanh nhân và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

04/03/2015

Chiều 05/11/2014, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp Trung tâm Giáo dục và Phát triển đã tổ chức buổi tọa đàm Văn hóa doanh nhân và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tọa đàm là một trong chuỗi hoạt động nằm trong chương trình hoạt động trọng tâm của Hội […]

Chiều 05/11/2014, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp Trung tâm Giáo dục và Phát triển đã tổ chức buổi tọa đàm Văn hóa doanh nhân và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Tọa đàm là một trong chuỗi hoạt động nằm trong chương trình hoạt động trọng tâm của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhiệm kỳ 2014-2017: “Xây dựng văn hóa doanh nhân và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” và cũng là một hoạt động quan trọng trong phạm vi dự án: “Tăng cường hiểu biết và sự tham gia vào hỗ trợ cộng đồng một cách có chiến lược cho các doanh nghiệp Việt Nam”.

 

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, cạnh tranh quốc tế đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực và ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi các tổ chức xã hội phải tái cấu trúc lại chính mình để thích nghi và phát triển. Mối quan tâm của doanh nhân, doanh nghiệp hiện nay không đơn giản là sản xuất để gia tăng giá trị của doanh nghệp, mà còn tiến tới xác lập những giá trị có tính ổn định, tạo dựng nền móng lâu dài cho quá trình kinh doanh thông qua việc xây dựng văn hóa trong nội bộ doanh nghiệp, cũng như mối quan hệ chặt chẽ, đầy tính trách nhiệm đối với cộng đồng. Chính vì vậy, việc xây dựng văn hóa doanh nhân trẻ trong nhiệm kỳ 2014 – 2017 được Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam triển khai rộng khắp từ trung ương đến địa phương thông qua các hoạt động văn hóa thể thao, các hoạt động mang tính kết nối, các hoạt động từ thiện xã hội và cho dù ở lĩnh vực hoạt động nào, những hoạt động đó cũng đều nói lên trách nhiệm của doanh nhân, doanh nghiệp đối với xã hội và cộng đồng.

Tại Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. Nói cách khác, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân theo những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng.

FLEGT VPA Vietnam
Từ thiện doanh nghiệp