Định nghĩa về các CSO hiện đại ở Việt Nam

04/03/2015

Lịch sử và môi trường pháp lý phức tạp khiến cho khu vực này khó được định nghĩa, do các tổ chức trong đó rất khác nhau về quy mô, cơ cấu tổ chức và được gọi với nhiều tên khác nhau như Hội, Hiệp hội, Câu lạc bộ, Quỹ, Viện, Trung tâm, Ủy ban và cả Nhóm tình nguyện. Việc đếm đủ số lượng các CSO trong cộng đồng rộng lớn hơn của họ do vậy là một thách thức. Các ước tính về tổng số các CSO nằm đâu đó trong khoảng giữa 1.700 (theo ông Thang Văn Phúc) và 2.000 (theo nghiên cứu Chỉ số Xã hội Dân sự Việt nam).

Một trong số ít những nỗ lực mang tính hệ thống nhằm vẽ bản đồ cho xã hội dân sự tại Việt Nam được thực hiện từ năm 2005 đến năm 2006, sử dụng một phương pháp do CIVICUS là một NGO đăng ký tại Nam Phi thiết lập(*). Với cách tiếp cận bao rộng và toàn diện, bao gồm cả các tổ chức quần chúng có quan hệ với Đảng-Nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp và tổ chức bảo trợ, nhóm nghiên cứu Chỉ số Xã hội Dân sự Việt Nam đã đưa ra một cách phân loại hữu ích cho các CSO như sau:

Phân loại

Các tổ chức trong nhóm

Quan hệ với nhà nước

Định nghĩa của Việt Nam

Tổ chức quần chúng
Hội Phụ nữ
Hội Nông dân
Đoàn Thanh niên
Hội Cựu chiến binh
Tổ chức của người lao động (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam)
Mặt trận tổ quốc Các tổ chức chính trị xã hội
Các hiệp hội nghề nghiệp và tổ chức bảo trợ
Các tổ chức bảo trợ như Chữ Thập đỏ, VUSTA, VUAL, Liên minh các hợp tác xã, v.v..
Các hiệp hội nghề nghiệp
Mặt trận tổ quốc
 Đăng ký với một tổ chức bảo trợ, các tổ chức cấp trung ương hoặc tỉnh thành phố
 Các hiệp hội nghề nghiệp xã hội
Các hiệp hội xã hội và nghề nghiệp; đôi khi trực thuộc các NGO.
Các VNGO
Từ thiệnNghiên cứu
Tư vấn
Giáo dục
Y tế
VUSTA, các bộ ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố hoặc quận huyện Các tổ chức xã hội, NGO
Các tổ chức dựa vào cộng đồng CBO
Dịch vụ phát triển hoặc hướng đến sinh kế
Các tổ chức dựa trên tín ngưỡng
Các nhóm gần gũi trong vùng dân cư
Tộc bản, gia đình
Các nhóm nghỉ ngơi giải trí
Quan hệ gián tiếp 
Có thể không có đăng ký
Các nhóm hợp tác nông thônCác tổ chức dựa trên tín ngưỡng
Các nhóm lân cận trong vùng dân cư

Nguồn: Irene Norlund, “Điền vào chỗ thiếu: Xã hội dân sự đang hình thành tại Việt Nam” (Filling the Gap: The Emerging Civil Society in Viet Nam) trang 11.

Ghi chú:

Định nghĩa về các CSO hiện đại ở Việt Nam: Theo nghiên cứu so sánh về xã hội dân sự ở Việt Nam, do Quỹ Châu Á tiến hành tháng 10 năm 2012 (trang 11)

(*): CIVICUS, VIDS, SNV, UNDP. “Xã hội dân sự đang nổi: đánh giá ban đầu về xã hội dân sự tại Việt Nam”, Hà Nội, tháng 3/2006.

Xem báo cáo đầy đủ tại đây: TAF-CSOs-Comparative-Study-Report-VN.pdf

 

 

FLEGT VPA Vietnam
Từ thiện doanh nghiệp