Chương trình từ thiện doanh nghiệp là gì?

04/03/2015

Chương trình từ thiện của doanh nghiệp là cam kết mà doanh nghiệp sẽ tham gia và đóng góp để giải quyết với những vấn đề xã hội và môi trường mà doanh nghiệp quan tâm, ảnh hưởng và có tác động tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp và tới cộng đồng.

Các cam kết này có thể dưới dạng chính thức hay không chính thức tùy theo quy mô và loại hình doanh nghiệp, mức độ đóng góp, hình thức đóng góp, số người tham gia trong quá trình ra quyết định…

Dưới đây là các bước cơ bản mà doanh nghiệp có thể áp dụng để xây dựng và thực hiện chương trình từ thiện cho doanh nghiệp mình:

1. Làm rõ mục tiêu của doanh nghiệp

Cần xây dựng mục tiêu cho chương trình từ thiên của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tham gia hỗ trợ hay giải quyết những vấn đề gì? Những vấn đề ccos có tác động gì đến hoạt động cảu doanh nghiệp? Có tác động gì đến xã hội và cộng đồng? …

2. Xây dựng chương trình hỗ trợ

  • Doanh nghiệp xây dựng chính sách hỗ trợ và khuôn khổ hỗ trợ (lĩnh vực và nội dung hỗ trợ, cách thức hỗ trợ, nguồn lực hỗ trợ…).
  • Xác định nhân viên nào sẽ chịu trách nhiệm điều phối các chương trình từ thiện.
  • Xác định kênh hỗ trợ và tổ chức, cơ quan phối hợp (nếu cần)
  • Xây dựng chính sách hỗ trợ từ thiện của doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

3. Xây dựng các tiêu chí để đánh giá các đề xuất từ cộng đồng hay các cơ quan và tổ chức xin tài trợ

  • Xác định những thông tin nào bạn sẽ yêu cầu về tổ chức, những vấn đề dự án đang cần kêu gọi sự hỗ trợ. Các doanh nghiệp hoặc các tổ chức phi chính phủ có thể có sẵn một số đơn xin tài trợ. Mẫu có thể tham khảo tại đây
  • Xác định người sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về yêu cầu tài trợ (giám đốc điều hành của công ty, nhân viên, Ủy ban hỗn hợp, vv).

4. Xác định các lợi ích về thuế

Doanh nghiệp cần nắm các chính sách ưu đãi về thuế khi tham gia đóng góp từ thiện.

5. Bố trí ngân sách và nguồn lực cho hoạt động từ thiện

Doanh nghiệp hàng năm cần cân đối ngân sách và nguồn lực cho hỗ trợ từ thiện. Cần xác định cụ thể và gắn với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

6. Đánh giá và xem xét chương trình từ thiện

Dành thời gian ít nhất một năm một lần để xem xét lại chương trình và điều chỉnh nếu cần thiết.

FLEGT VPA Vietnam
Từ thiện doanh nghiệp