Giá trị của các chương trình trách nhiệm xã hội và hỗ trợ từ thiện

05/03/2015

Các hoạt động quản trị, xã hội, và môi trường tạo ra giá trị theo bốn khía cạnh sau của doanh nghiệp. Tăng trưởng Lợi nhuận về vốn Quản lý Rủi ro Chất lượng Quản lý Thị trường mới Sản phẩm mới Người tiêu dùng/ Khách hàng mới Sáng tạo Danh tiếng/.....

Các hoạt động quản trị, xã hội, và môi trường tạo ra giá trị theo bốn khía cạnh sau của doanh nghiệp:
Tăng trưởng Lợi nhuận về vốn Quản lý rủi ro Chất lượng
Quản lý
  • Thị trường mới
  • Sản phẩm mới
  • Người tiêu dùng/ Khách hàng mới
  • Sáng tạo
  • Danh tiếng/sự khác biệt
  • Lợi về giá/ Thị phần
  • Hiệu quả về vốn đầu tư
  • Hiệu quả về nguồn nhân lực
  • Những rủi ro về quy chế
  • Rủi ro về danh tiếng
  • Giấy phép hoạt  động
  • Chuỗi cung ứng/An toàn của chuỗi cung
  • Lãnh đạo
  • Nhân viên
  • Phát triển
  • Thích ứng
  • Tầm nhìn chiến lược
  • Quan điểm
Điều chỉnh từ  “Đánh giá các chương trình trách nhiệm xã hội” McKinsey & Co., July 2009

Điều mấu chốt là những người lãnh đạo từ thiện doanh nghiệp phải biết những lĩnh vực nào là có giá trị cao mà họ có khả năng có tác động và ảnh hưởng để họ có thể bố trí các hoạt động hỗ trợ của doanh nghiệp nhằm mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và cho cả cộng đồng và xã hội.

Ta có thể học hỏi các kinh nghiệm từ các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn có quy mô hoạt động trên toàn cầu. Ví dụ như Levi Strauss đã đánh giá tác động về mặt kinh doanh và về xã hội của các chương trình từ thiện mà công ty họ đã thực hiện. Chương trình hỗ trợ nâng cao quyền cho người lao động đầu tư hơn $8 triệu với mục đích nâng cao đời sống người lao động. Các chương trình này tập trung và ưu tiên lao động nữ, vì trong ngành may mặc nữ chiếm đa số. Có hơn 1 triệu công nhân ở 16 nước đã hưởng lợi từ chương trình này. Chương trình giáo dục về quyền và luật lao động cho công nhân và cán bộ quản lý, nâng cao sức khỏe cho công nhân (bao gồm, vệ sinh, sức khỏe sinh sản và HIV/AIDS), giáo dục về tài chính và tiết kiệm cho công nhân, bảo vệ người lao động và tăng cường thực thi luật lao động  bằng cách hỗ trợ cơ chế giải quyết xung đột ở quy mô nhà máy, hỗ trợ pháp lý, và các kênh trọng tài.

Từ thiện cũng có thể là một đóng góp giúp công ty hiểu và tiếp cận một thì trường mới. Người khuyết tật có hơn 55 triệu người ở Mỹ và họ có nhu cầu đặc biệt và cũng là những khách hàng  và nhân viên tiềm năng. Cùng với người khuyết tật, tuổi tác cũng là một nhân tố trong việc tiếp nhận và tiếp cận công nghệ. Ví dụ rõ nhất là việc sử dụng điện thoại di dộng. Năm 2007, Verizon đã giải quyết vấn đề này thông qua từ thiện và kinh doanh. Quỹ Verizon tài trợ $1.5 million cho Quỹ người khiếm thị của Mỹ hỗ trợ và mở rộng trang thông tin của tổ chức giúp cho những người lớn tuổi mắt kém có thể tiếp cận được.

Với những đóng góp từ quỹ người khiếm thị và các tổ chức hỗ trợ người khuyết tật khác công ty thiêt kế một loại điện thoại đặc biệt đáp ứng nhu cầu sử dụng của người khiếm thị. Khởi xướng từ năm 2008, chương trình này vượt qua mọi ước tính về doanh thu và bán được 400,000 đơn vị hàng hóa và trở thành nền tảng cho một dòng sản phẩm mới. Đồng thời, Verizon Wireless xây dựng kế hoạch cung cấp điện thoại di động gía rẻ cho người lớn tuổi ở Mỹ, mà kế hoạch này nhanh chóng mang lại 100,000 khách hàng mới và vẫn tiếp tục tăng trưởng cho đến ngày hôm nay.

Hình ảnh công nhân đang làm việc tại Tổng công ty Dệt may Hòa Thọ – thành phố Đà Nẵng

FLEGT VPA Vietnam
Từ thiện doanh nghiệp