Chuyên nghiệp hóa hoạt động từ thiện việc cần làm ngay

04/03/2015

Tại sao tôi lại nói hoạt động từ thiện cần phải được chuyên nghiệp hóa? Cũng có nhiều ý kiến trái chiều trong vấn đề này, nhưng theo tôi đó là việc làm cần thiết hiện nay đối với các tổ chức từ thiện, các câu lạc bộ hay các nhóm hoạt động trong lĩnh vực này.

Tại sao tôi lại nói hoạt động từ thiện cần phải được chuyên nghiệp hóa? Cũng có nhiều ý kiến trái chiều trong vấn đề này, nhưng theo tôi đó là việc làm cần thiết hiện nay đối với các tổ chức từ thiện, các câu lạc bộ hay các nhóm hoạt động trong lĩnh vực này.

Vậy vì sao phải làm thế?

Trước hết phải nói những hoạt động từ thiện mang một ý nghĩa cao đẹp và có tác động rất lớn đối với cộng đồng. Và để tổ chức một chương trình hay một hoạt động từ thiện thì ngoài vấn đề con người ra còn một vấn đề rất quan trọng nữa đó là tài chính. Đối với một tổ chức từ thiện đã được cấp phép thì việc vận động kêu gọi ủng hộ tài chính cho các chương trình từ thiện của họ rất dễ dàng. Vậy nhưng những tổ chức được cấp phép ở Việt Nam hiện nay không có nhiều. Như chúng ta đã biết, ở mỗi tỉnh thành đều có một hội từ thiện hay hội chữ thập đỏ. Thế nhưng việc các hội này có hoạt động hiệu quả hay không thì đó lại là một dấu hỏi. Và theo cá nhân tôi thấy các tổ chức công này hoạt động thiếu hiệu quả, đôi khi còn xảy ra các vấn đề tiêu cực. Và kể cả hội có hoạt động tốt đi chăng nữa thì việc chia sẻ với những trường hợp khó khăn, những hoàn cảnh bất hạnh cũng là quá sức của họ. Chính vì thế mà phải cần đến những Câu lạc bộ hay những nhóm hoạt động tình nguyện. Vậy nhưng có một thực tế ở hầu hết các địa phương đó là những câu lạc bộ hay những nhóm tình nguyện tự phát thường bị các cơ quan chức năng làm khó trong việc tổ chức chương trình từ thiện. Và đôi khi chính hội từ thiện địa phương cũng làm khó cho các câu lạc bộ. Các thủ tục hành chính hiện tại tương đối rườm rà và gây nhiều khó khăn cho các câu lạc bộ hay nhóm tình nguyện.

Vì sao có rất nhiều câu lạc bộ hoạt động tình nguyện tự phát không có phép?

Bản thân các câu lạc bộ cũng rất mong muốn được cơ quan chức năng cấp giấy phép hoạt động. Bởi vì khi có giấy phép thì việc kêu gọi tài trợ cho các chương trình hoặc việc tổ chức các chương trình sẽ dễ dàng hơn. Vậy thì vì sao họ lại không đi đăng ký? Có một lý do đó là có làm đơn xin cấp phép cũng rất khó khăn, thủ tục hành chính rườm rà, qua nhiều giai đoạn, nhiều cơ quan. Và việc được cấp giấy phép hoạt động gần như là không thể. Nếu như các câu lạc bộ hoặc các nhóm không có người quen biết thì tới việc cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ cũng đã khó khăn rồi huống chi việc họ bỏ thời gian ra để xem xét hồ sơ. Chính vì vậy có nhiều câu lạc bộ hay những nhóm hoạt động tình nguyện đã chọn giải pháp xin trực thuộc một cơ quan hay một tổ chức đã được cấp phép nào đó. Việc này đơn giản hơn nhiều và tính hiệu quả cao. Thế nhưng việc xin trực thuộc đơn vị lại có những điều khó khăn với các câu lạc bộ đó là: hoạt động trong phạm vi nhất định, không được tự quyết trong việc tổ chức các chương trình, …..

Cách giải quyết

Cách giải quyết ở đây không phải là ngồi chờ cơ chế quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này thay đổi. Mà chính các CLB hay các nhóm phải tự thay đổi. Nếu như các chương trình chúng ta tổ chức chỉ dựa vào nguồn lực tài chính do các thành viên hay những mạnh thường quân đóng góp thì chắc chắn quy mô của chương trình sẽ bị co lại trong khuân khổ. Và hầu như các clb đều rơi vào thế bị động, dẫn đến việc xáo trộn trong các chương trình.

Vậy làm thế nào để thay đổi những điều trên?

Việc đầu tiên chúng ta cần làm ngày là phải thay đổi cách suy nghĩ về cách thức hoạt động theo kiểu truyền thống. Cách thức hoạt động theo kiểu truyền thống là chúng ta lên chương trình, sau đó kêu gọi đóng góp và tài trợ. Chính điều này đã khiến cho các câu lạc bộ rơi vào thế bị động. Nhưng chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong cách thức hoạt động cũ là chúng ta sẽ khắc phục được điều này ngay. Đó là chúng ta kêu gọi tài trợ trước, sau đó có nguồn tài chính chắc chắn rồi chúng ta lên chương trình. Việc cần làm ở đây là các CLB phải xác định được trước chương trình mình sắp thực hiện quy mô ra sao, cần bao nhiêu tài chính là đủ. Sau đó chúng ta đi xin tài trợ, việc xin tài trợ không nhất thiết phải giới hạn trong khoản chi phí của chương trình đó mà chúng ta xin tài trợ càng nhiều càng tốt. Nếu chương trình đó dư, chúng ta sẽ để lại dùng cho chương trình sau. Và chắc chắn việc tài trợ cho các chương trình sẽ là từ các doanh nghiệp. Vấn đề ở đây là làm sao để xin được họ tài trợ.

Để xin được tài trợ từ các doanh nghiệp thì trước hết chúng ta phải hiểu được doanh nghiệp họ cần gì ở chúng ta.  Điều mà các doanh nghiệp muốn đó là quảng bá thương hiệu của họ tới càng nhiều người càng tốt. Như đã nói ở trên các hoạt động từ thiện mang một ý nghĩa cao cả và có tác động rất lớn tới cộng đồng. Vì vậy việc thuyết phục các doanh nghiệp tài trợ cho các chương trình từ thiện phải gắn liền với lợi ích của họ. Họ bỏ tiền tài trợ cho chương trình thì đổi lại chúng ta phải PR hình ảnh cho họ. Và một phần quyết định nữa đó là phải tạo được lòng tin cho các doanh nghiệp vào tổ chức của mình. Để làm được điều này các câu lạc bộ cần phải có bộ máy tổ chức chuyên nghiệp, có những hoạt động điển hình và đã được những nơi tổ chức chương trình xác nhận. Đồng thời các CLB phải xây dựng được một quyển catalogue giới thiệu về Clb, các chương trình của CLB đã thực hiện. Các CLB phải có trang thông tin điện tử riêng, và các hoạt động phải được đăng tải liên tục trên trang web điện tử này. Ngoài ra các CLB còn phải xây dựng các dự án từ thiện cụ thể để gửi kèm với quyển catalogue tới các doanh nghiệp. Khâu này phải do một bộ phận chuyên trách đảm nhận, bộ phận này phải bao gồm những người có khiếu giao tiếp, tự tin và năng động.

Việc tiếp cận các doanh nghiệp ra sao?

Với sự trợ giúp của internet chắc chắn việc chúng ta tìm thông tin về các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động không khó. Việc cần làm là từ nguồn thông tin đó chúng ta phải phân loại ra những doanh nghiệp theo tiềm năng. Với những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, du lịch, tổ chức sự kiện, thời trang, ngân hàng…đây là những doanh nghiệp chính sẽ tài trợ cho các chương trình của chúng ta. Bởi vì với những doanh nghiệp này việc giới thiệu hình ảnh của họ tới cộng đồng là rất quan trọng. Và việc thuyết phục các doanh nghiệp này tài trợ cũng dễ dàng hơn những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề kỹ thuật như xây dựng, cơ khí…Điều này sẽ làm chúng ta tiết kiệm thời gian hơn trong việc tìm kiếm nhà tài trợ.

Sau khi xin được tài trợ rồi thì bước tiếp theo chúng ta phải làm đó là lên chương trình cụ thể và tiếp tục vận động cá nhân, và tập thể ủng hộ chương trình. Vì sao chúng ta lại phải tiếp tục vận động cho chương trình? bởi vì các doanh nghiệp đứng ra tài trợ cho chương trình sẽ chỉ bỏ ra một khoản chi phí nhất định gọi là chi phí chính cho chương trình. Còn lại những chi phí khác phục vụ chương trình CLB phải có nguồn kinh phí khác để hỗ trợ. Và tài chính mạnh thì chương trình mới tổ chức lớn được và sẽ có nhiều người được giúp đỡ hơn. Và nếu tài chính dùng cho chương trình còn thừa chúng ta sẽ lại có thêm tài chính dùng cho chương trình sau.

Nếu các CLB chỉ hoạt động theo phong trào thì chắc chắn các CLB sẽ không tồn tại được lâu. Và có tồn tại đi nữa thì cũng chỉ lẹt đẹt vài ba chương trình nhỏ, quanh đi quẩn lại cũng chỉ vài ba địa điểm quen thuộc. Vì vậy chúng ta cần phải chuyên nghiệp hóa các hoạt động của mình. Làm như vậy chúng ta mới có thể phát triển lên được và cánh tay của CLB mới vươn ra xa được.

FLEGT VPA Vietnam
Từ thiện doanh nghiệp